Chiến lược thu hút khách hàng của thương hiệu cao cấp

Khác với suy nghĩ của nhiều người khi đã trở thành thương hiệu cao cấp, khách hàng sẽ tự tìm đến họ và doanh thu không phải là vấn đề. Thực tế, các thương hiệu cao cấp cũng cần tới những chiến lược hút thu hút khách hàng dưới đây.

1. Chiến lược thu hút khách hàng: đưa chuộng nghệ thuật vào sản phẩm

Điểm chung của các thương hiệu cao cấp là họ định hướng sản phẩm của họ không phải là hàng tiêu dùng bình thường mà mỗi sản phẩm sẽ là một tác phẩm nghệ thuật. Một trong những chiến lược thu hút khách hàng của các thương hiệu cao cấp là mời các nghệ sĩ, kiến trúc sư hàng đầu đến làm việc, kiểm soát chặt hệ thống phân phối, xây dựng giá trị thương hiệu theo thời gian một cách có hệ thống. 

“Kết hợp với nghệ thuật một cách trực tiếp hay gián tiếp cho phép thương hiệu cao cấp nâng cao giá trị và phá vỡ mọi giới hạn về giá”, ông Edouard Aubin nói.

* Nguồn ảnh: ELLE

Từ thực tế có thể thấy hầu hết thương hiệu bền vững theo thời gian đều sở hữu một bảo tàng nghệ thuật hoặc tài trợ hay tổ chức các triển lãm nghệ thuật. Những thương hiệu này thường ủy quyền cho các kiến trúc sư tài năng thiết kế cửa hàng theo hướng nghệ thuật.

Cách làm này rất tốn kém và khó thực thi nhưng luôn tạo ra sức quyến rũ khó cưỡng cho thương hiệu, đồng thời nó cũng tạo ra rào cản chi phí cao đối với những đối thủ tiềm năng.

2. Tạo sự khan hiếm

Thương hiệu cao cấp luôn tận dụng triệt để quy luật kinh tế, khi cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng. Họ áp dụng bằng cách sản xuất giới hạn, khiến khách hàng phải “khao khát” có được sản phẩm khi chỉ cung cấp nhỏ giọt tại các cửa hàng. Đôi khi có tiền chưa chắc mua được sản phẩm của họ.

Nhiều thương hiệu cao cấp sử dụng chiến lược “khan hiếm ảo” bằng cách kết hợp với các nghệ sĩ, nhà thiết kế nổi tiếng giới thiệu những phiên bản giới hạn (limited) hoặc khéo léo đẩy vài món hàng bán hết trong vài tiếng đồng hồ để gây hiệu ứng trong giới truyền thông. Nhờ đó, các thương hiệu cao cấp bán được rất nhiều món hàng mà không sợ pha loãng giá trị.

The Himalaya Kelly 28 (Hermes) – mẫu túi xách phiên bản giới hạn được bán với giá từ 76,905USD đến 102,540USD

* Nguồn ảnh: Vogue

Cũng có một cách khác mà các thương hiệu cao cấp hay sử dụng là phân phối có chọn lọc. Nghĩa là họ chỉ bán sản phẩm độc quyền trong các cửa hàng riêng, thay vì đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối khác. Bán trực tiếp cho khách hàng đem lại nhiều lợi thế.

Khi một sản phẩm lỗi thời, ngừng kinh doanh, các thương hiệu sẵn sàng đốt bỏ sản phẩm thay vì bán giảm giá. Điều này tạo cho khách hàng cảm giác sản phẩm của thương hiệu ấy cảm thấy nó luôn có giá trị. Cách làm này còn tạo ra hiệu ứng tâm lý khách hàng không đón chờ giảm giá mới mua hàng.

* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Xem thêm các bài viết khác tại đây.