CUỘC ĐUA “ĐỐT TIỀN” CỦA 3 ÔNG LỚN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ngành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là “cuộc đua nướng tiền” của đại gia khi mà biên lợi nhuận vô cùng thấp trong khi các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng,.. đều rất lớn và ngày càng lớn hơn.

Hãy cùng Express Agency đi vào khám phá cách thức “đốt tiền” của 3 ông lớn dẫn đầu cuộc đua hiện nay!

 

SHOPEE

gành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia

Shopee là đại diện cho nền tảng thương mại trên di động, sau gần 2 năm có mặt tại Việt Nam đã công bố đạt 18 triệu lượt download ứng dụng Shopee. Hiện Shopee có khoảng 7 triệu mặt hàng bày bán và khoảng 800.000 người bán hàng. Đây hiện là trang thương mại điện tử duy nhất áp dụng mô hình C2C (Từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng). 

Trong một nghiên cứu của iPrice Insights năm ngoái, Shopee dù ra đời khá muộn (2015) khi so với Lazada (2012) nhưng sàn thương mại điện tử này đã rất thành công trong việc khuấy động được giới trẻ, đặc biệt là lĩnh vực thời trang, mẹ và bé.

gành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia

Theo 1 khảo sát trong năm 2019, Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, Shopee đang giành được ưu thế hơn Lazada khi lựa chọn nhiều người nổi tiếng lại đại diện quảng cáo cho trang như Sơn Tùng MTP, Bùi Tiến Dũng và gần đây nhất, Shopee đã tạo ra một cuộc thảo luận lớn khi mời cả siêu sao bóng đá  Christiano Ronaldo tham gia chiến dịch quảng cáo của mình… 

Đặc biệt Shopee còn chịu khó đầu tư rất nhiều game hấp dẫn và thu hút người chơi như Lắc siêu xu, Đấu trường Shopee, Quay là trúng, Kéo-Búa-Bao,…với phần thưởng tuy không lớn nhưng rất dễ trúng và yêu cầu chia sẻ để có thêm lượt chơi khiến cái tên Shopee dù mới nhưng được viral rộng rãi.

gành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia

Gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam chưa đầy 3 năm, Shopee đang chi rất mạnh để thu hẹp khoảng cách với Lazada. Chính thức ra mắt vào tháng 8/2016, Shopee lỗ 164 tỷ đồng ngay trong năm 2016. Sang năm 2017, Shopee lỗ hơn 600 tỷ đồng và đến năm 2018, mức lỗ tăng gấp 3 lên 1.900 tỷ đồng.

 

LAZADA

Lazada là trang thương mại điện tử áp dụng mô hình B2C (Doanh nghiệp đến người tiêu dùng) được chống lưng bởi gã khổng lồ Trung Quốc Alibaba. 

Theo thống kê quý I/2019, Lazada có 29 triệt lượt truy cập web mỗi tháng, trong đó quảng cáo Facebook chiếm đến 28,2 triệu lượt.

Dựa trên số liệu này có thể thấy, Lazada rất bạo chi để thu hút khách hàng từ các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, lượt truy cập vẫn kém hơn các đối thủ đứng top đầu, chứng tỏ số lượng khách hàng trung thành của Lazada thấp hơn so với Shopee và Tiki.

gành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia

Thời gian gần đây, Lazada bắt đầu triển khai các chiến dịch tương tự với shopee như tung hàng triệu mã giảm giá, Flash sale và các buổi livestream với KOLs như Trấn Thành, Gil Lê,…nhằm tăng thêm sức hút. 

Năm tài chính kết thúc vào 31/3/2018, doanh thu của Lazada tăng vọt từ 1.100 tỷ lên 2.800 tỷ đồng. Tuy vậy, mức lỗ cũng tăng gần gấp đôi từ 1.200 tỷ lên 2.150 tỷ đồng.

 

TIKI

 

Tiki xuất phát từ mô hình bán lẻ hàng hóa (online retailer) đã dịch chuyển sang mô hình chợ trực tuyến (marketplace) kể từ năm ngoái. 

Với dòng tiền nhà đầu tư đổ vào và vai trò chi phối của JD.com, Tiki bắt đầu “chắc chân” trong top đầu nên đã mạnh tay quảng cáo và năng động hơn trong chiến lược marketing. Điển hình có thể thấy Tiki đã đổ một khoản tiền khổng lồ tài trợ cho series “Đi cùng Tiki” cho hàng trăm sản phẩm âm nhạc. Trong đó có những MV từng lọt vào top cao trong Youtube trending như MV “Đừng yêu nữa em mệt rồi” của Min hay MV “Anh ơi ở lại” của Chi Pu.

gành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia Bên cạnh đó, Tiki cũng rất chịu chi trong việc lựa chọn KOLs quảng bá thương hiệu, điển hình có thể thể đến việc đồng hành cùng cặp đôi Trường Giang – Nhã Phương từ khi cặp đôi này mới kết hôn cho đến khi cặp đôi có em bé.

Các nội dung truyền thông của Tiki cũng dần thoát khỏi vẻ truyền thống nhàm chán, càng ngày càng trở nên thú vị, vui nhộn và gần gũi hơn với giới trẻ, nhận được sự yêu thích và chia sẻ rộng rãi.

Theo thống kê quý I/2019, Tiki đạt 35,6 triệu lượt truy cập web mỗi tháng, quảng cáo từ Facebook mang về 2,7 triệu lượt truy cập, Instagram đóng góp 118 ngàn lượt và Youtube là 364 ngàn lượt. Cùng với đó thì con số mà Tiki chi ra cho các hoạt động kinh doanh trong vòng 3 năm gần đây cũng không hề nhỏ. Mức lỗ năm 2018 gấp gần 3 lần so với năm 2017 qua đó nâng tổng lỗ lũy kế của Tiki đến cuối năm 2018 vào khoảng 1.300 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng 3 năm gần đây khi nhận vốn đầu tư của VNG rồi JD.com thì TiKi đã lỗ hơn 1.200 tỷ.

gành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia

Hiện tại, số tiền mà các ông lớn ngành thương mại điện tử vẫn tiếp tục đổ vào cho đốt tiền những khoản vốn không hề nhỏ trong cuộc đua giành giật thị trường trong năm 2019 này. VNDIRECT ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỷ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam.

Theo dõi fanpage Express Agency và Website Express Agency để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn về ngành truyền thông, quảng cáo