Tìm được insight mà chỉ brand hay sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có khả năng đáp ứng sẽ là định hướng giúp thương hiệu mở lối đi riêng!
Customer Insight hay còn được gọi là “sự thật ngầm hiểu”, cụm từ hay được nhắc đến trong giới marcom. Nó cũng là thứ “khó nhằn” nhất ngay cả với những marketer lão làng. Nhưng nó là thứ đáng giá nhất đối với người làm marketing/truyền thông.
Để hiểu rõ hơn về Insight khách hàng là gì bạn cần trả lời được các câu hỏi sau :
Tệp Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Họ đang có mong muốn gì?
Thói quen của họ là gì ?
Hành vi mua hàng của họ như thế nào?
Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố gì?
Trong cuộc chạy đua giành giật từng góc nhỏ trong tâm trí khách hàng, sự cách biệt nằm ở “insight”. Đào insight càng sâu, bạn càng lợi thế. Hiểu đến tường tận từng khát khao, động lực của khách hàng sẽ giúp bạn chiến thắng nhanh hơn.
Insight nói thì dễ, đào được mới khó.
Tìm được mong muốn, nhu cầu mà chỉ doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ của bạn mới đáp ứng được càng khó hơn.
Hãy tập trung vào Insight mà chỉ sản phẩm/dịch vụ của bạn mới đáp ứng được. Có như vậy, bạn mới tìm được hướng đi dài cho thương hiệu. Nói cách khác, insight nên gắn liền với “unique selling point” thương hiệu.
Insight không gắn liền với thế mạnh brand cũng giống mời nghệ sĩ dương cầm thưởng thức hội họa. Ý tưởng của bạn có thể độc đáo đấy nhưng khách hàng đơn giản là không cảm nhận được thôi.
Insight bám sát điểm mạnh sẽ giúp thương hiệu sáng tạo bản sắc riêng. Nếu chỉ theo đuổi những insight chung chung đúng với toàn ngành, bạn sẽ giống hệt như bao brand vô hình khác. Trong thời đại khách hàng là trọng tâm của mọi chiến lược, insight là yếu tố then chốt giúp bạn định hình lối đi riêng. Một brand không bắt nguồn từ insight sẽ rất khó cạnh tranh khi thị trường đã có quá nhiều ‘ông lớn’. Đây cũng là lý do vì bạn sẽ nhìn thấy tình trạng ‘khởi nghiệp ngay – sạt nghiệp luôn’ đang diễn ra khắp nơi. Lý do của sự thất bại một phần đến từ việc doanh nghiệp có sản phẩm rồi mới lo đi tìm khách hàng để phục vụ.
Với Bối cảnh ngành công nghiệp đồ uống nhẹ (soft drink) chưa bao giờ cạnh tranh hơn, Coca-Cola muốn tạo ra một chiến dịch để chứng minh nhãn hàng có lịch sử lâu đời này vẫn thích ứng tốt với thời đại hiện nay và khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu Coca-Cola cả trên thế giới online lẫn ngoài đời thực. Mùa hè năm 2011, một chiến dịch lớn đã ra đời với cái tên: “Share a Coke” – “Cùng chia sẻ Coca”. Vượt ngoài sự mong đợi của Coca-Cola, khi chiến dịch bắt đầu khởi động, nó đã tạo nên một cơn “chấn động” mạnh, làm sôi sục tại nhiều quốc gia. Mục tiêu khuấy động thế giới của những người trẻ tuổi, khiến họ “nói nhiều hơn về Coca Cola, rồi tiêu thụ nhiều hơn trong mùa hè. Insight lần này rất sáng tạo và đánh đúng vào xu thế và tâm lý giới trẻ thời đại công nghệ, giới trẻ thường gọi nhau bằng tên khi giao tiếp, và cách tốt nhất để bắt đầu cuộc nói chuyện là việc sử dụng tên của nhau.
Mặt khác, tâm lý giới trẻ đó là “chủ nghĩa cá nhân” thích thể hiện bản thân. Mọi người đều muốn nhìn thấy tên mình trên quảng cáo đại chúng, đều muốn nhìn thấy ảnh mình trên báo. .
Việc thay đổi bao bì trên sản phẩm của Coca Cola nhằm tạo được những làn sóng hội thoại trên cả 2 kênh online và offline.
Coca Cola bắt đầu in 150 cái tên phổ biến nhất ở Australia lên những chai coke để nhắc nhở mọi người ở đây về một người bạn mà đã lâu họ không liên lạc, hay thậm chí chỉ là một người bạn mới quen với thông điệp : “Nếu bạn yêu/ muốn gặp gỡ/ nhớ/ thích/ lâu rồi chưa gặp Liam/…, hãy chia sẻ 1 lon nước ngọt (với cái tên Liam được in trên vỏ chai ) với anh ấy”. (Nguyên văn: “If you have a crush on/ want to meet/ miss/ haven’t met/ LIAM, share a coke with him”)
Những chai coke được in tên riêng trên vỏ chai lần lượt xuất hiện trong các tủ lạnh bán hàng di động khắp nước Úc, khơi nguồn cho những cuộc hội thoại đầu tiên trên social media.
Bắt đầu từ Úc và nhanh chóng lan rộng đến 123 quốc gia, chiến dịch Share A Coke của Coca-Cola nhanh chóng “hạ gục” trái tim của rất nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Đây không chỉ đơn thuần là một chiến dịch quảng bá mà đã trở thành những “cầu nối” hạnh phúc với nhau trong khi thế giới mạng đang khiến giới trẻ ngày càng… lười gặp gỡ.
Tại Việt Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” bắt đầu từ ngày 09/06/2014 và gây được tiếng vang rất lớn. Những chai Coca-Cola in tên người dùng đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.
Từ những insight sáng tạo như Coca Cola – Share a Coke hay Samsung – Look at me campaign,Tiger – Uncage, OMO – Dirt is good.. , bài học cho các marketer chính là để tạo ra một insight sang tạo, bạn cần phải bắt đầu từ việc thu thập các data từ nhiều nguồn khác nhau, bạn cần thấu hiểu khách hàng và tìm kiếm điều mà họ đang tìm kiếm, từ đó đưa ra những chiến dịch quảng cáo thu hút, đánh đúng tâm lý khách hàng.