Phân biệt Vector và Raster

PHÂN BIỆT RASTER VÀ VECTOR

Vector và raster là hai khái niệm thường được dùng trong thiết kế nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Cùng tìm hiểu cách phân biệt vector và raster qua bài viết dưới đây.

RASTER

Raster là gì? 

Raster là một cấu trúc dữ liệu biểu diễn một lưới hình chữ nhật màu của các pixel(pel). Hình ảnh raster được tạo ra bởi các điểm ảnh với khác nhau, sắp xếp để hiển thị một hình ảnh.

Để đơn giản hơn, hãy hình dung 1 hình ảnh raster giống như một bức tranh thêu chữ thập. Nếu nhìn gần nó sẽ là những hình vuông tí hon xếp cạnh nhau như khi nhìn từ xa sẽ là một bức tranh hoàn chỉnh. 

Bất cứ khi nào bạn bạn sử dụng cọ để vẽ một hình minh họa kỹ thuật số trong photoshop, mỗi nét cọ sẽ thêm các pixel dọc theo đường cọ. Số lượng pixel tùy thuộc vào kích thước file psd và bán kính cọ. 

Còn trong khi quay chụp, ống kính sẽ chuyển ánh sáng phản chiếu thành các pixel màu nhỏ kết hợp với nhau để tạo thành một hình ảnh kỹ thuật số thực tế.

Bởi vì mỗi pixel được chỉ định cho một không gian trên lưới, hình ảnh raster phụ thuộc vào độ phân giải. Càng nhiều pixel, chất lượng (hoặc độ phân giải) của hình ảnh càng cao, ít pixel hơn có nghĩa là một hình ảnh sẽ hiển thị dưới dạng nhỏ hoặc bị vỡ ảnh.

Ưu điểm, hạn chế của raster

Ưu điểm: 

– Raster rất lý tưởng khi bạn muốn thể hiện chuyển màu và đổ bóng, chẳng hạn như khi vẽ illustration hoặc chỉnh sửa hình ảnh

– Bạn có thể phóng to và thu nhỏ các pixel để chỉnh sửa tốt hơn

– Nhiều hiệu ứng ảnh chỉ hiển thị hoặc hiển thị tốt hơn bằng raster

Nhược điểm: 

– Hình ảnh Raster không thể phóng lớn mà không bị mất chất lượng. 

– Hình ảnh Raster thường là tệp lớn, trong khi các hình ảnh vector tương đối nhẹ. 

Khi nào nên sử dụng định dạng raster?

Raster là định dạng mặc định của hình ảnh, video. Raster rất phù hợp để sử dụng trong illustration hay chỉnh sửa hình ảnh bởi sự chi tiết. Mặt khác, với các thiết kế cần độ phân giải cao như logo, sản phẩm in ấn thì raster lại không phù hợp để sử dụng.

Dưới đây là những loại thiết kế phù hợp với định dạng raster:

  • Ảnh chụp
  • Hình vẽ minh họa 
  • Postcards
  • Thiết kế website
  • Mobile apps
  • Banner quảng cáo
  • Thiết kế social media 

VECTOR

Vector là gì?

Vector là định dạng hình ảnh kỹ thuật số có thể mở rộng vô hạn được tạo ra từ các đường có thuộc tính như màu nét, hình dạng, độ dày

Vector bao gồm 3 yếu tố là điểm, đường và đa giác. Các điểm không thể nhìn thấy nhưng có thể chỉnh sửa để thay đổi thiết kế. Đường kết nối các điểm, designer có thể thay đổi độ đậm nhạt, màu sắc, kết cấu của đường. Còn đa giác được hình thành khi các điểm được kết nối kín bởi 1 đường và có thể đổ màu. Nói chung, hình ảnh vector sẽ bao gồm tất cả các yếu tố trên để làm nên một thiết kế hoàn chỉnh.

Bởi không chứa pixel nên bạn có thể phóng to thu nhỏ hình đến bất kỳ kích thước nào mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. 

Ưu điểm, hạn chế của vector

Ưu điểm:

– Đồ họa vector có thể thay đổi kích thước mà không làm giảm chất lượng ảnh

– Đồ hoạ

Ưu điểm, hạn chế của vector

Ưu điểm: 

– Đồ họa vector có thể thay đổi kích thước mà không làm giảm chất lượng ảnh

– Dữ liệu có trong ảnh vector ít hơn ảnh bitmap, do đó ít tốn dung lượng lưu trữ hơn.

– Khi tạo và chỉnh sửa ảnh vector, có thể thực hiện các thao tác như: xoay, lật, kéo giãn, tô màu và tô màu chuyển sắc, dùng nhiều lớp hình ảnh, thay đổi độ trong suốt của hình; đồng thời cắt, nối, cắt phần giao nhau,…

Nhược điểm: 

– Vector không thể hiện được tổ hợp màu gradient, hiệu ứng hay đổ bóng. Do vậy, đồ hòa vector thường chỉ được thể hiện ở dạng phẳng hoặc hoạt hình

– Đồ họa vector không tạo ra được những hình ảnh vẽ tay tự nhiên

Khi nào nên sử dụng vector?

Đồ họa vector nên được sử dụng trong thiết kế in ấn bởi có thể thay đổi kích thướng mà vẫn giữ nguyên chất lượng ảnh. Sự đơn giản và khả năng mở rộng vô hạn khiến vector còn phù hợp để thiết kế logo.

Bên cạnh đó, định dạng này còn phổ biến trong làm phim hoạt hình và nhiều trường hợp vẫn được sử dụng để vẽ tranh minh họa.

Dưới đây là những loại thiết kế phù hợp với định dạng vector: 

  • Thiết kế logo
  • Hình minh họa
  • Bao bì sản phẩm
  • Brochures
  • Posters
  • Thiết kế áo phông
  • Chữ kí
  • Sản phẩm in ấn

Hy vọng rằng với những giải thích trên từ Express Agency, bạn đã có thể phân biệt được đồ họa vector và raster cũng nhưng ứng dụng được các định dạng này vào sản phẩm thiết kế.

Xem thêm bài viết khác tại đây.

Xem thêm về Express Agency.